Menu Đóng

Tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao

Có bao giờ bạn cảm thấy ngữ pháp tiếng Anh là vô cùng và nghĩ rằng bản thân sẽ không bao giờ có thể học được và nắm chắc hết các phần ngữ pháp tiếng Anh? Thực chất, ngữ pháp chỉ là một bước đệm để bạn dần quen với một ngôn ngữ, và là cơ sở để bạn có thể luyện tập các kỹ năng tiếng Anh nghe, nói, đọc, viết được bài bản và chuẩn chỉnh hơn.

Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho các bạn một cái nhìn tổng quan các phần ngữ pháp quan trọng từ cơ bản đến nâng cao trong tiếng Anh!

12 thì trong ngữ pháp tiếng Anh 

Các thì là phần ngữ pháp căn bản giúp các bạn làm quen với cách hình thành một câu trong tiếng Anh. Đối với những bạn đã và đang ở trình độ trung cấp trở lên, việc nắm rõ cấu trúc ngữ pháp của 12 thì động từ trong tiếng Anh, cùng với cách dùng của chúng là một điều rất quan trọng, giúp các bạn có thể nói, viết và diễn đạt ý tưởng của mình một cách rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, đối với những bạn còn đang ở trình độ sơ cấp, các bạn trước hết nên nằm lòng những thì động từ cơ bản của hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hoàn thành tiếp diễn, tương lai đơn (phân biệt will, be going to), quá khứ đơn, quá khứ hoàn thành, quá khứ tiếp diễn trước khi bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về các thì động từ còn lại.

Câu chỉ phương thức, mệnh lệnh trong ngữ pháp tiếng Anh 

Câu mệnh lệnh hay còn gọi là câu sai khiến, dùng để yêu cầu một ai đó làm gì hoặc không làm gì.  Câu mệnh lệnh thường đứng đầu bằng chủ ngữ, trong thể phủ định thường là “Don’t”. Bạn có thể gặp câu mệnh lệnh trong các bảng hiệu ở ngoài đường, biển chỉ dẫn, cảnh báo, hoặc thậm chí đơn giản hơn là trong lớp học khi thầy cô giáo vào lớp sẽ có mệnh lệnh “Stand up, please” (Đứng lên!), “Open your book, please” (Mở sách ra!). Khi nói, bạn có thể thêm Please để thể hiện sự lịch sự.

Câu điều kiện trong ngữ pháp tiếng Anh 

Câu điều kiện trong tiếng Anh là một phần ngữ pháp quan trọng và được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày cũng như văn bản. Câu điều kiện cũng là một trong những mảng ngữ pháp đơn giản nhưng lại dễ khiến cho người học nhầm lẫn khi chia động từ, cũng như dạng đảo ngữ của câu mệnh lệnh.

Câu bị động trong ngữ pháp tiếng Anh 

Câu bị động thường dùng để diễn tả một trạng thái khi sự vật sự việc xảy ra bởi một tác nhân nào đó một cách bị động. Câu bị động thường được sử dụng nhiều trong văn nói, trong các dạng văn bản mang tính tường thuật, đưa tin. Chính vì thế nên người học tiếng Anh rất cần chú trọng vào mảng kiến thức này để có thể diễn đạt một câu chuyện, miêu tả hình ảnh sinh động và cụ thể.

Động từ thêm -ing và động từ nguyên thể

Động từ thêm -ing và động từ nguyên thể (infinitive) là một mảng ngữ pháp tiếng Anh quan trọng khiến nhiều người học cảm thấy “khó nhằn” vì sự phong phú đa dạng và “không có quy tắc cụ thể”. Tuy nhiên, có một tip nhỏ để bạn có thể dễ dàng chinh phục phần ngữ pháp này. Đó là thường xuyên đọc tài liệu và ghi chú những từ vựng theo sau là V-ing hoặc Verb (infinitive). Một khoảng thời gian luyện tập sẽ giúp bạn ghi nhớ chúng một cách thụ động và tự nhiên.

Danh từ, đại từ, định thức

Một trong những cách khiến cho bạn học một ngôn ngữ dễ dàng và nhanh chóng vươn đến đỉnh cao đó chính là thực sự hiểu những yếu tố cấu tạo nên một ngôn ngữ. Rất nhiều bạn cho dù đã giỏi tiếng Anh đều cảm thấy khó có thể phân biệt và giải thích rõ ràng danh từ, đại từ hay định thức là gì? Điều này sẽ ảnh hưởng đến tính chính xác của ngôn từ khi bạn sử dụng để giao tiếp với những người xung quanh. Do đó, đừng chần chừ tìm hiểu kỹ hơn về những loại từ này nhé!

Mệnh đề quan hệ, đại từ và trạng từ quan hệ 

Bạn có thể nhận ra rằng dù trong văn nói hay văn viết, rất ít khi người nói chỉ sử dụng câu đơn trong toàn bộ bài diễn thuyết của mình. Bởi khi chỉ sử dụng câu đơn, cách nói chuyện của bạn sẽ trở nên cụt lủn, thậm chí nhát gừng và gây ra sự khó chịu cho người nghe, khiến toàn bộ bài nói của bạn trở nên rời rạc và lủng củng. Sử dụng linh hoạt các câu phức câu ghép với mệnh đề quan hệ, đại từ và trạng từ quan hệ sẽ giúp cho bài nói hay bài viết của bạn trở nên mượt mà, chuyên nghiệp và phong phú hơn rất nhiều.

Trợ động từ trong ngữ pháp tiếng Anh

Trợ đồng từ như tên gọi của nó, dùng để hỗ trợ động từ trong một câu, nhằm tạo nên một câu có thì động từ rõ ràng, hay thể hiện câu ở dạng chủ động, bị động, nghi vấn, phủ định,… Với mỗi thể loại câu sẽ có một quy tắc sử dụng trợ đồng từ tương ứng.

Tính từ và trạng từ

Tính từ và trạng từ trong tiếng Anh thường khá dễ phân biệt với nhau bởi đuôi -ly. Cách dùng của tính từ và trạng từ cũng hoàn toàn khác nhau và đôi khi bổ sung ý nghĩa cho nhau. Thế nhưng, lượng từ vựng và kiến thức bạn cần nắm vững về tính từ và trạng từ cũng rất phong phú, đòi hỏi bạn cần trau dồi thường xuyên và liên tục.

Từ nối trong câu và từ nối các câu

Từ nối là một phần từ vựng thường bị bỏ quên khi học tiếng Anh nhưng lại đóng  một vai trò quan trọng giúp câu văn của bạn trở nên mượt mà và dễ chịu khi đọc, cũng như giúp bạn có thể diễn ra suy nghĩ, ý kiến và quan điểm của mình một cách lo-gic hơn, rõ ràng hơn. Thế nhưng có bao nhiêu loại từ nối và cách sử dụng chúng trong câu như thế nào?

Giới từ trong ngữ pháp tiếng Anh

Giới từ đóng một vài trò quan trọng trong tiếng Anh và bạn có thể dễ dàng bắt gặp giới từ ở mọi nơi trong giao tiếp hay đọc văn bản. Mặc dù không phải là một thành phần chính trong câu và thường xuyên bị “lướt qua” khi phát âm nhưng thiếu giới từ đôi khi sẽ khiến cho câu văn của bạn mất hẳn ý nghĩa ban đầu.

Câu hỏi trong ngữ pháp tiếng Anh 

Chúng ta có thể gặp câu hỏi ở bất cứ đâu. Câu hỏi dùng để bày tỏ sự nghi vấn của bạn thân đối với một sự vật hiện tượng nào đó. Câu hỏi thường được phân ra hai loại chính là Câu hỏi khi vấn (Yes, No question) và Câu hỏi có từ để hỏi (Who? What? When? Where? Why? How?…).

Tuy nhiên câu hỏi đôi khi còn dùng để diễn tả tâm trạng và phản ứng của người nói. Chẳng hạn như: “Really?” (Thật á?) để bày tỏ sự ngạc nhiên, hay người nói có thể hỏi “What are you talking about?” (Bạn đang nói cái gì thế?) đôi khi không phải người nói không hiểu bạn đang nói gì mà thể hiện sự mất kiên nhẫn, cảm thấy những gì đối phương vừa nói là vô nghĩa.

Sưu tầm bởi Trung tâm Trí Tuệ Việt

Số 9 Nguyễn Sơn, Long Biên, Hà Nội.

Hotline: 037.259.6666 – 0929.545.689

Facebook: Tritueviet Edu
Fanpage: Trung tâm Trí Tuệ Việt

XEM THÊM